Tên / Số / ký hiệu : Công văn 391/LĐLĐ - CSPL ngày 20 tháng 8 năm 2018 của Liên đoàn Lao động Tp HCM | |
Về việc / trích yếu | V/v tổ chức Hội nghị người lao động và tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp năm 2019. |
Ngày ban hành | 21/09/2018 |
Loại văn bản / tài liệu | Công Văn |
Là công văn (văn bản) | Chưa xác định |
Đơn vị / phòng ban | Ban Chính sách - Pháp luật |
Lĩnh vực | |
Người ký duyệt | |
Cơ quan / đơn vị ban hành | Liên Đoàn Lao Động |
Xem : 1348 | Tải về : 755 Tải về |
Nội dung chi tiết | ||||||||||||||||||||||
Thực hiện quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, các cấp công đoàn Thành phố đã tích cực tham gia với chính quyền, cơ quan chuyên môn đồng cấp triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại các doanh nghiệp, thông qua việc tổ chức Hội nghị Người lao động và đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp, đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Thực tiễn cho thấy, ở những doanh nghiệp tổ chức tốt Hội nghị Người lao động thì người lao động tại doanh nghiệp đó được người sử dụng lao thông tin tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, công khai việc thực hiện chế độ chính sách, được tham gia ý kiến bàn biện pháp tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thông qua nghị quyết về những cam kết của 2 bên để cùng thực hiện để góp phần cải thiện doanh nghiệp. Thông qua việc đối thoại định kỳ, người lao động và doanh nghiệp chia sẻ về tình hình sản xuất kinh doanh, cùng đồng thuận giải quyết những khó khăn, giảm xung đột lợi ích và tranh chấp lao động, người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc tổ chức hội nghị người lao động ở một số nơi còn mang tính hình thức, nội dung chưa đảm bảo theo yêu cầu, chưa phát huy được quyền dân chủ của người lao động. Số lượng doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động, đối thoại định kỳ chưa cao, nhiều nơi còn lúng túng trong việc xây dựng quy chế đối thoại và tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp. Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại nêu trên, Liên đoàn Lao động Thành phố yêu cầu các công đoàn cấp trên cơ sở hướng dẫn công đoàn cơ sở tham gia với người sử dụng lao động tổ chức Hội nghị người lao động và xây dựng quy chế đối thoại, tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp, lưu ý một số nội dung sau: 1. Tổ chức Hội nghị người lao động và tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp: Ban Chấp hành CĐCS hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa có công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức Hội nghị người lao động và xây dựng quy chế đối thoại, tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc và Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/9/2015 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn công đoàn tham gia tổ chức Hội nghị người lao động và xây dựng Quy chế đối thoại tại doanh nghiệp. 2. Nội dung Hội nghị người lao động: Bên cạnh các nội dung quy định tại Nghị định 60/2013/NĐ-CP, ban chấp hành công đoàn cơ sở cần quan tâm đề xuất với người sử dụng lao động các nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật như: - Tăng tiền thưởng, tăng trợ cấp, nâng lương; - Giảm thời gian làm việc; áp dụng định mức lao động khoa học; - Chế độ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người lao động; - Các chế độ bảo hiểm sức khỏe đối với người lao động; - Cải thiện chất lượng bữa ăn giữa ca; cải thiện điều kiện làm việc; - Hỗ trợ tham quan nghỉ mát hằng năm; - Trợ cấp khó khăn, hiếu hỉ, hỗ trợ tiền gửi con tại nhà trẻ, mẫu giáo, tạo điều kiện để người lao động nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần... - Bố trí không gian, điều kiện vật chất và thời gian trong giờ làm việc để công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả; - Các nội dung khác mà các bên quan tâm. Ngoài ra, Ban chấp hành công đoàn cơ sở cần quan tâm vận động người lao động nâng cao kỷ luật lao động và thái độ lao động tích cực, phát động thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”.... để góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Thời gian tổ chức Hội nghị Người lao động: - Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức hội nghị xong trước ngày 31/3/2019, trong trường hợp có lý do hợp lý thì có thể kéo dài thời gian tổ chức hội nghị, nhưng cũng không quá ngày 31/5/2019. Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập thì tổ chức hội nghị người lao động năm học 2018 – 2019 hoàn thành trước ngày 15/11/2018. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố đề nghị các công đoàn cấp trên cơ sở tham mưu cấp ủy, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, chuyên môn xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tuyên truyền đến các doanh nghiệp, đơn vị và CĐCS trực thuộc chấp hành nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong việc tổ chức Hội nghị Người lao động; tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức cho cán bộ công đoàn cơ sở tổ chức tốt Hội nghị Người lao động năm 2019; báo cáo kết quả thực hiện về Liên đoàn Lao động Thành phố (qua Ban Chính sách Pháp luật) trước ngày 30/6/2019. Các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố phải gửi báo cáo kết quả tổ chức Hội nghị người lao động hoặc biên bản Hội nghị người lao động về Liên đoàn Lao động Thành phố (qua Ban Chính sách pháp luật) chậm nhất 10 ngày sau khi hoàn thành tổ chức Hội nghị. Trân trọng./.
PHÓ CHỦ TỊCH Kiều Ngọc Vũ |
||||||||||||||||||||||