• Đột ngột tê hoặc yếu ở mặt, tay hoặc chân (nhất là ở một bên của cơ thể).
• Đột ngột lú lẫn hoặc nói khó hay khó hiểu lời nói.
• Đột ngột có vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
• Đột ngột đi lại khó hoặc chóng mặt, mất thăng bằng hoặc có vấn đề về phối hợp động tác.
• Đau đầu nghiêm trọng không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, những dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo đột quỵ có thể không được nhận ra. Một phần là do nhiều người nghĩ rằng đột quỵ chỉ xảy ra với "người khác".
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người lớn. Người bị đột quỵ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để cải thiện hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tử vong hoặc hậu quả xấu về lâu dài, TS Doojin Kim, bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại Trung tâm y tế UCLA, Santa Monica, Mỹ giải thích.
"Nếu ai đó bị nhồi máu não - loại đột quỵ trong đó một động mạch não bị tắc nghẽn hoặc bị thu hẹp - hậu quả thường có thể được đẩy lùi hoặc giảm mạnh nếu bắt đầu điều trị trong vòng ba giờ," TS Kim nói. "Nhưng nếu họ không chắc chắn hoặc ngồi chờ xem triệu chứng có hết hay không, thì cơ hội điều trị có thể sẽ đóng lại".
"Đột quỵ ngày càng hay gặp ở người trẻ”, TS Kim nói. "Nó vẫn phổ biến hơn ở người già, nhưng chỉ vì một người đang ở tuổi trung niên hoặc thậm chí còn trẻ không có nghĩa là họ không thể bị đột quỵ."
Đột quỵ phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Người có tiền sử gia đình bị đột quỵ cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Yếu tố nguy cơ này không thể thay đổi.
Nhưng có nhiều cách mà mọi người có thể làm để giảm nguy cơ đột quỵ, bao gồm:
• Tập thể dục thường xuyên.
• Duy trì cân nặng bình thường.
• Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh.
• Duy trì mức cholesterol bình thường.
• Giữ huyết áp trong tầm kiểm soát.
Và thêm vào đó là không hút thuốc lá.
Ý kiến bạn đọc