04:17 ICT Chủ nhật, 08/12/2024
CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG QUẬN 12.CHÚC QUÝ KHÁCH MỘT NGÀY VUI VẺ

Các Đơn Vị Liên Kết

Xử nghiêm hành vi o ép lao động nữ

Đăng lúc: Thứ năm - 29/03/2018 14:25 - Người đăng bài viết: Liên Đoàn Lao Động
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) không tham khảo ý kiến của lao động nữ (LĐN) hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của LĐN.
Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đã đề xuất quy định xử phạt vi phạm quy định về LĐN nhằm đảm bảo quyền lợi cho đối tượng này.

Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây: Không tham khảo ý kiến của LĐN hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của LĐN; không cho LĐN nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.

Bên cạnh đó, các hành vi sử dụng LĐN làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp NSDLĐ và NLĐ có thoả thuận bằng văn bản về việc đi công tác xa; không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với LĐN mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 của Bộ Luật Lao động; không cho LĐN trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

 

Xử nghiêm hành vi o ép lao động nữ - Ảnh 1.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của lao động nữ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ

Mức phạt từ 10 – 20 triệu đồng cũng được áp dụng đối với các hành vi: Không bảo đảm việc làm cũ khi LĐN trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ Luật Lao động trừ trường hợp việc làm cũ không còn; xử lý kỷ luật lao động đối với LĐN đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về BHXH, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với LĐN vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp NSDLĐ là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; sử dụng LĐN làm công việc không được sử dụng LĐN theo quy định tại Điều 160 của Bộ Luật Lao động.

Tác giả bài viết: Tin -ảnh: T.Ngôn
Nguồn tin: Nguồn Báo Người lao động
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 228
  • Tháng hiện tại: 7486
  • Tổng lượt truy cập: 2646294